QUY TRÌNH

Quy trình CBCT scan đối với máng hướng dẫn chụp phim hoặc hàm giả

Khi nào cần chụp phim với máng hướng dẫn chụp phim Kỹ thuật chụp đôi với máng hướng dẫn chụp phim là cần thiết cho bệnh nhân mất răng toàn hàm và bệnh nhân có phục hình kim loại hoặc trám kim loại gần vị trí đặt implant. Miếng trám và mão có thành phần kim loại có thể gây nên “tán xạ” khi chụp phim CBCT sẽ làm sai lệch hình ảnh X-quang của bệnh nhân.
Chuẩn bị cho máng hướng dẫn chụp phim hoặc hàm giả:
1 ca Implant từ đơn giản đến phức tạp thành công đều bắt đầu với máng hướng dẫn chụp phim được thiết kế đúng và cẩn thận. Máng hướng dẫn chụp phim sẽ giúp chuyển đổi từ phục hình mong muốn hay có sẵn đến phục hình cuối cùng trước khi phẫu thuật.

MÁNG HƯỚNG DẪN CHỤP PHIM

Thiết kế máng hướng dẫn chụp phim với phục hình nguyên mẫu ( sao mẫu từ chính hàm giả của bệnh nhân hoặc làm 1 hàm giả mới ) Sau đây là những yếu tố quan trọng:
  • Răng được chọn đúng vị trí.
  • Răng đúng kích thước, hình dạng và chiều dài.
  • Khớp cắn thiết lập đúng.
  • Không có kim loại hoặc vật liệu cản quang.
  • Độ dày 2,5- 4mm
  • Nền nhựa phía má đủ rộng để đặt marker cản quang và lưu giữ tốt.
  • Khít sát với giải phẫu của bệnh nhân.
Khi đã chế tác xong máng hướng dẫn chụp phim, đặt gutta percha hay composite ( cản quang ) vào 1 số vị trí. Có thể sử dụng hạt cản quang. Khuyến cáo sử dụng 6-8 điểm, với kích thước 1,5-2,5 mm và hình cầu (không phải hình trụ và không cần thiết kế đặc biệt nào). Đặt một 2-4 marker ở phía lưỡi và 4 ở phía má. Không dàn đều các marker.

HÀM GIẢ ĐƯỢC SỬ DỤNG NHƯ MÁNG HƯỚNG DẪN CHỤP PHIM

Hàm giả của bệnh nhân có thể được sử dụng làm máng hướng dẫn chụp phim. Trước khi bắt đầu, kiểm tra hàm giả theo những tiêu chí sau:
  • Răng đúng kích thước, hình dạng và chiều dài Khớp cắn thiết lập đúng
  • Nền nhựa phía má đủ rộng để đặt marker cản quang và lưu giữ tốt.
  • Chỉ có nền nhựa ( không có kim loại )
  • Khít sát và vững ổn với sống hàm bệnh nhân.
  • Không có vật liệu cản quang hoặc kim loại ( ví dụ hàm khung kim loại )
Khi đã quyết định sử dụng hàm giả, đặt 6-8 điểm cản quang theo cách làm máng hướng dẫn chụp phim.

CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN

  • Bệnh nhân phải được bỏ tất cả các phục hình kim loại ( ví dụ như hàm khung kim loại ) cũng như trang sức kim loại có thể ảnh hướng đến vùng được chụp.
  • Bệnh nhân cắn cố định trên gòn hoặc bất kỳ vật liệu không cản quang.
  • Tránh sử dụng bất kỳ vật liệu cản quang nào gây tán xạ, có thể làm vỡ hình ảnh X-quang.
  • Răng hàm trên và hàm dưới không tiếp xúc với nhau.
  • Khoảng cách giữa hai hàm vào khoảng 5-8mm
  • Bệnh nhân ở vị trí cố định và không được di chuyển, không nuốt trong quá trình chụp film CBCT.

HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN KHI CHỤP VỚI MÁNG HƯỚNG DẪM CHỤP PHIM

  • Hàm giả hoặc máng hướng dẫn chụp phim phải chắc chắn và cố định trong miệng.
  • Mặt phẳng nhai cân bằng, không nghiêng.
  • Độ cao phải được cố định sao cho trung tâm của mặt phẳng nhai trong vùng chụp (FOV)
  • Nếu cần điều trị cả hai hàm, chụp riêng cho từng hàm nếu máy CBCT có FOV nhỏ.

THÔNG SỐ MÁY CHỤP PHIM

Sử dụng chế độ của nhà sản xuất khi chụp phim răng miệng.
  • Độ dày lát cắt: 0,2-0,5 mm
  • Thông số tái thiết lập: xương hoặc độ nét cao (high resolution)
  • Góc độ nghiêng: 0 độ

XUẤT DỮ LIỆU

  • Dữ liệu lát cắt trục dọc ở dạng DICOM (định dạng khi máy xuất file)
  • Dữ liệu cho từng hàm được lưu ở hai bộ dữ liệu khác nhau, cùng với dữ liệu của từng máng hướng dẫn phẫu thuật (hoặc hàm giả) tương ứng với hàm đó